I. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở:
Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu dài trong suốt quá trình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính.
1. Giải pháp kỹ thuật:
a. Khi tiến hành tiết kiệm điện việc đầu tiên là phải tổ chức kiểm tra nắm tình hình sử dụng điện trong toàn cơ quan hiện nay:
b. Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện.
Tại các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 – 27oC, nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 – 27oC thì thôi. Các máy dư thừa được tháo đi.
Mạng lưới điện trong cơ quan:
2. Giải pháp hành chính, quản lý:
Giải pháp hành chính là xây dựng một nội quy sử dụng đến trong cơ quan, công sở,nhằm buộc CBCNV trong cơ quan phải có ý thức, nhiệm vụ và trách nhiệm tiết kiệm điện, đảm bảo cho việc tiết kiệm điện vào nề nếp, ổn định và lâu dài.
II. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự nghiệp:
Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp. Cơ thể kế ra hàng loạt như: không được đun nấu trong khu vực cơ quan, ra khỏi phòng làm việc phải tắt quạt, tắt điều hoà nhiệt độ v.v…. Những biện pháp này đã được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng những hiệu quả chưa được cao vì các quy định đề ra không có sự giám sát thường xuyên và các giải pháp kỹ thuật thì lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nếu tính cả vốn đầu tư thì hiệu quả tiết kiệm không được như báo chí đã công bố (vì trên sách vở, báo chí, người ta chỉ đơn thuần tính hiệu quả tiết kiệm điện mà không xét đến số tiền bỏ ra ban đầu).
1. Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): Chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp đều phải chạy ĐHNĐ kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng khoản điện năng làm mát có thể tiết kiệm được từ 10 – 15%. Máy ĐHNĐ hai chiều cũng phải được sử dụng hợp lý.
2. Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác.
3. Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc
Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt đối mà thôi. Nên tách nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu dao tổng. Sau giờ làm việc, người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu dao tổng, đến giờ l àm việc lại đóng lại. Đây là cách làm triệt để nhất đồng thời cũng tránh được các hiện tượng lãng phí điện trong giờ nghỉ trưa.
4. Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: Độ chiếu sáng này phải được đo bằng lux kế .Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, lượng điện năng tiêu thụ của khu vực hành chính sự nghiệp sẽ giảm đi được từ 1 – 2%.
5. Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài
Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông qua các biện pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ đến cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp trong toàn quốc. Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận, Nhà nước không nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là đủ.